Dependent origination, do th ậ p nh ị nhân duyên mà thành 

Một phần của tài liệu Tánh không, thuyết tương đối, và vật lý lượng tử (Trang 26 - 27)

cách: Thứ nhất, tất cả các pháp hữu vi41 chỉ khởi sinh như là cái

quả của sự tương tác giữa các nhân và các duyên. Chúng không thể tự nhiên mà có và hợp thành được. Thứ hai, có mối quan hệ

phụ thuộc hai chiều giữa cái một và cái tất cả; không có cái một, thì không thể có cái tất cả, không có cái tất cả thì không có lí do gì lại có cái một. Mối quan hệ hỗ tương giữa thành phần và toàn thể này áp dụng cho cả không gian và thời gian. Thứ ba, bất cứ một cái gì hiện hữu và có lí lịch riêng chỉ có thể

tồn tại trong một mạng lưới của tất cả các sự vật có thể có hoặc tiềm ẩn một mối quan hệ tương duyên và tương tác với nó. Không có một pháp (hiện tượng) nào có thể tồn tại riêng biệt và có lí lịch nội tại.

Thế giới là do một mạng lưới của những liên hệ qua lại phức tạp cấu thành. Ta không thể nói đến thực tính của một vật thể cách biệt nào ở ngoài phạm vi của những liên hệ qua lại của nó với môi trường xung quanh, với các hiện tượng khác, trong

đó có ngôn ngữ, ý niệm, và những qui ước khác. Vì vậy, không thể có chủ thể nếu không có cái khách thể xác định chủ thểấy, cũng không có khách thể nếu không có chủ thể để cảm nhận, không có người làm nếu không có việc đã làm. Không có cái ghế nếu không có chân ghế, cái mặt ghế, cái lưng ghế, gỗ, đinh, cái sàn nhà mà cái ghế đang ở trên, cái bức tường tạo nên cái căn phòng mà cái ghếđang được đặt trong đó, người thợ mộc làm ra chiếc ghế, và cuối cùng, cái người gọi nó là “cái ghế” và nhận ra nó là cái mà anh ta có thể dùng để ngồi lên. Không những là sự hiện hữu của vạn vật hoàn toàn tùy thuộc lẫn nhau mà mặt mũi đích thực của nó còn phụ thuộc vào những vật thể

khác và những điều kiện khác nữa.

Trong vật lí học, nghịch lí EPR làm nổi bật thêm tính hỗ

tương sâu sắc giữa vạn vật. EPR là chữ viết tắt tên của ba tác giả của nó: Albert Einstein, Boris Podolsky, và Nathan Rosen, lúc đầu được ba nhà khoa học này lập ra để thách thức ngành cơ học lượng tử. Giả sử có một cặp hạt được tạo ra, và bị tách

Một phần của tài liệu Tánh không, thuyết tương đối, và vật lý lượng tử (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)